Internal links là loại liên kết nội bộ trong cùng một tên miền (domain) nhằm điều hướng người đọc dễ dàng thông qua các nội dung được liên kết. Vậy, Internal links quan trọng như thế nào trong SEO? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục Lục
1. Tầm quan trọng của Internal links trong SEO
Có 4 loại Internal links chính là Navigational links (liên kết điều hướng), Contextual links (liên kết ngữ cảnh), Breadcrumb links (liên kết đường dẫn) và Footer links (Liên kết chân trang). Internal links tác động mạnh mẽ đến 3 đối tượng chính: Người dùng, Google và Website.
1.1. Đối với người dùng
Đối với người đùng, Internal links tạo nên mạng lưới thông tin chặt chẽ trên Website, giúp người dùng dễ dàng điều hướng, tìm kiếm các thông tin liên quan, chuyên sâu cùng chủ đề. Giả sử, trong bài viết về chủ đề “seo là gì”, bạn có thể đặt Internal link về bài viết “làm thế nào thể seo lên top hiệu quả?”, từ đó, đáp ứng được đa dạng ý định tìm kiếm cho người đọc.
1.2. Đối với Google
Google sử dụng Googlebot để cào (crawl) các Website và “lần theo” các liên kết nội bộ để khám phá các trang mới hoặc cập nhật. Nếu Website có hệ thống liên kết nội bộ chặt chẽ, Googlebot có thể quét và lập chỉ mục trang hiệu quả hơn, từ đó, phân phối nội dung nhanh chóng đến người dùng.
Ngoài ra, dựa vào số lượng Internal link, Google còn có thể đánh giá chất lượng và độ quan trọng của một trang. Các trang quan trọng trên Website thường có số lượng Internal links đổ về nhiều hơn.
1.3. Đối với Website
Internal links giúp tạo hệ thống phân cấp thông tin, phân tán link juice (đo lường giá trị liên kết) đến các trang khác nhau trên Website. Điều này giúp tăng “sức mạnh tổng thể” cho toàn bộ Website chứ không chỉ tập trung vào một vài trang chính hay các sản phẩm nổi bật.
Ví dụ, bạn có thể tận dụng các bài viết đang nhận nhiều lượt truy cập (traffic) hoặc thứ hạng cao để đặt Internal links về các bài viết mới đăng tải, từ đó, tăng khả năng index và đạt thứ hạng cao cho các bài viết này.
Sự liên kết chặt chẽ và logic khi sử dụng Internal links còn giúp giảm tỷ lệ thoát trang và tối ưu hóa khả năng chuyển đổi của người dùng, biến người đọc thành khách hàng tiềm năng.
2. Hướng dẫn 4 mô hình Internal links chắc chắn hiệu quả
Có nhiều loại mô hình Internal links được ứng dụng ngày nay, tuy nhiên, dưới đây là 4 mô hình Internal links cơ bản và đem lại hiệu quả cao nhất trong SEO:
1 – Mô hình kim tự tháp
Mô hình này sử dụng trang chủ làm trung tâm phân phối link juice cho các trang con. Các trang con lại liên kết với nhau và quay lại trang chủ bằng các anchor text có từ khóa liên quan. Mô hình này giúp tăng độ uy tín và sức mạnh cho trang chủ và các trang con, cũng như tạo ra một cấu trúc rõ ràng và logic cho Website.
Mô hình kim tự tháp đảm bảo cấu trúc rõ ràng và logic cho Website
>> Tự làm SEO quá phức tạp đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn khiến bạn băn khoăn có nên thuê ngoài không? Tìm hiểu ngay bài viết so sánh thuê SEO Google và tự làm SEO xem những lợi ích và hạn chế của từng phương án này ra sao nhé!
2 – Mô hình bánh xe
Mô hình liên kết hình bánh xe có thể hiểu như việc tạo một mạng lưới liên kết trên Website của bạn theo đường hình tròn và phân phối đều đến các trang con trên toàn bộ Website. Vì vậy, nó được ứng dụng phổ biến khi bạn muốn SEO nhiều từ khóa khác nhau trên cùng một Website. Mô hình này giúp phân bổ link juice cho các trang con một cách đồng đều, cũng như tạo ra những chuỗi liên kết giữa các trang có nội dung liên quan.
Mô hình bánh xe giúp chia sẻ liên kết đều đến các trang con trên toàn bộ Website
3 – Mô hình Silo
Mô hình Silo là một cấu trúc Website chuyên sâu, giúp phân chia nội dung của Website thành các thư mục (category) riêng biệt, tạo sự tổ chức hệ thống dựa trên các chủ đề (topic) và chủ đề phụ (subtopic). Trong cấu trúc này, các nội dung liên quan sẽ được nhóm lại với nhau, tạo nên một cách sắp xếp logic và có trật tự.
Mô hình này không chỉ giúp bot của Google thu thập thông tin dễ dàng hơn mà còn tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho bạn, từ đó, dễ dàng điều hướng người dùng tiếp cận gần hơn với sản phẩm trên Website.
Mô hình Silo giúp tạo phân cấp trang chủ đề và chủ đề phụ rõ ràng, logic
4 – Mô hình độc quyền tại SEONGON
Được đúc kết độc quyền bởi một trong những Agency SEO hàng đầu hiện nay – SEONGON, mô hình Internal links này được ứng dụng bằng cách phân chia chủ đề của Website thành các chủ đề riêng biệt nhưng có sự liên quan đến nhau.
Sau đó, bạn phân cấp mức độ ưu tiên của từng chủ đề theo thứ tự từ cao đến thấp và ở mỗi chủ đề, từ khóa sẽ được sắp xếp theo đúng hành trình tìm kiếm của người dùng để tạo hệ thống liên kết nội bộ logic, chặt chẽ và khép kín. Mô hình này không chỉ giúp Google dễ dàng hiểu được cấu trúc Website mà còn giúp người dùng điều hướng dễ dàng trong từng bài viết.
Mô hình độc quyền tại SEONGON giúp thỏa mãn đủ 3 đối tượng là người dùng, Website và Google
>> Tham khảo ngay giá SEO web theo phương pháp SEO độc quyền của SEONGON – agency chuyên cung cấp dịch vụ Online Marketing với 11 năm kinh nghiệm và 3000+ dự án thành công!
Như vậy, Internal links đóng vai trò quan trọng trong SEO Website, không chỉ mang lại Organic traffic (lượt truy cập tự nhiên) mà còn có khả năng tạo ra sự chuyển đổi cho Website. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình SEO Website hiệu quả.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong triển khai dịch vụ SEO bằng phương pháp PPP độc quyền và bền vững, SEONGON đã dần khẳng định được vị thế trong lĩnh vực SEO nói riêng và Google Marketing nói chung:
|