Đất trang trại là gì? Quy định sử dụng đất làm trang trại, thủ tục, kinh nghiệm mua bán đất nông trang để không mắc sai lầm.
Mục Lục
Đất trang trại là gì?
Đất trang trại là khu vực đất đai có diện tích tương đối rộng lớn nằm ở vùng đồng quê. Nó còn được gọi là đất nông trang hay đất nông trại. Đất trang trại có thể bao gồm cả sông hồ, đàm, đìa, rạch,… thuộc quyền sở hữu của một các nhân hay tổ chức để sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm hoặc chăn nuôi gia súc (bò, gà, lợi, cừu, dê,…), nuôi trồng thủy sản, chế biến sản xuất sợi may mặc hoặc cung cấp nguyên liệu cho ngành công – nông nghiệp và dịch vụ.
>>>Xem thêm :Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Định nghĩa về đất trang trại là gì ?
Cũng đã được quy định rõ trong Điều 10 Luật Đất đai năm 2013
Ở nước ta hiện nay, kinh tế trang trại tương đối phát triển. Mỗi trang trại, có diện tích khác nhau tùy đặc trưng khu vực, có thể từ và chục cho tới vài chục nghìn ha. Một trang trại thông thường bao gồm: đồng cỏ, ruộng vườn, ao hồ, có hàng rào bao quanh thậm chí có thể xây dựng cả nhà dành cho chủ trang trạng hoặc người lao động sinh hoạt.
Những năm gần đây, người dần ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch tăng cao, chất lượng an toàn vệ sinh là yếu tố được đặt lên hàng đầu thay vì giá cả hay mẫu mã. Nắm được xu hướng này, các nhà đầu tư thức thời cũng như các gia đình có điều kiện kinh tế đang đổ xô nhau mua bán đất xây dựng trạng trại ở các vùng ven ngoại ô thành phố.
Phân loại đất trang trại
- Đất trồng cây hằng năm: trồng lúa nước, lúa nương,…
- Đất trồng cây lâu năm: cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm, cây lấy gỗ, cây lấy bóng mát,…
- Đất làm muối
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất nông nghiệp sử dụng vào các mục đích về trang trại khác
- Quy định về sử dụng đất trang trại năm 2020
Điều kiện tiêu chuẩn kinh tế trang trại
Đất trang trại là gì? Điều 3. Tiêu chí kinh tế trang trại (Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNN)
Đối với trang trại chuyên ngành:
a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
b) Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
c) Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn;
d) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên;
đ) Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.
>>>Xem thêm Hướng dẫn cách kinh doanh trên tiki hiệu quả nhất 2021
Đối với trang trại tổng hợp:
Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.
Đối tượng sử dụng đất trang trại
Vì đất trang trại thuộc nhóm đất nông nghiệp, nên theo quy định tại điều 5, Điều 129 Luật đất đai 2013 thì đối tượng sử dụng đất trang trại là hộ gia đình, cá nhân theo thông qua việc nhà nước giao đất; được nhận chuyển nhượng, mua bán, được tặng, cho, thừa kế, hoặc thông qua việc thuê khoán quyền sử dụng đất.
Quy định về sử dụng đất dùng cho kinh tế trang trại
Đất trang trại là gì? Theo quy định tại Điều 142 Luật Đất đai 2013, nội dung về Đất sử dụng cho kinh tế trang trại như sau:
– Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về đất trang trại là gì? Những quy định về đất trang trại mới nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.
>>Xem thêm :TOP 7 ý tưởng kinh doanh mùa đông đắt hàng nhất
Mỹ Phượng-tổng hợp
Tham khảo ( ancu, luatduonggia, … )