Thủ tục sang tên cấp sổ đỏ những vấn đề về pháp lý và thủ tục giấy tờ rất phúc tạp và rối rắm, vì thế bạn cần nên có một số kiến thức nhất định khi làm việc liên quan đến những vấn đề này.
Mục Lục
Thủ tục sang tên cấp sổ đỏ
Ông A bán đất cho ông B, hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên không công chứng theo quy định. Về sau này, ông B chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông C, hợp đồng chuyển nhượng cũng không được công chứng hay chứng thực. Trên thực tế, việc chuyển nhượng này không hợp pháp vì ông A chưa làm thủ tục sang tên cho ông B nên ông B không có quyền chuyển nhượng cho người khác.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách ẩn like và comment trên facebook mới nhất 2020
Thủ tục sang tên cấp sổ đỏ việc này không phải là hiếm hiện nay,
Mua nhà giấy tay qua nhiều đời chủ mà chưa cấp sổ đỏ có nhiều rủi ro và có thể xảy ra tranh chấp, có những trường hợp khó khăn để xác định chủ sở hữu của nhà đất đó
Quy định mua đất giấy tay qua nhiều đời chủ
Theo Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013:
“Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”
Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính. Nếu hai bên làm hợp đồng chuyển nhượng nhưng chưa đăng ký vào sổ địa chính thì người mua sẽ không có quyền chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn quyền sở hữu mảnh đất đó.
Cách xử lý khi mua đất qua nhiều đời chủ chưa có sổ đỏ
Chuyển nhượng đất chưa sang tên từ 1/7/2014 đến nay
Mua nhà giấy tay qua nhiều đời chủ mà chưa sang tên thì giao dịch không có hiệu lực, không được pháp luật công nhận dù bên mua đã thanh toán xong tiền mua nhà đất nhưng quyền sử dụng đất vẫn thuộc người bán.
Nếu người mua cuối cùng muốn giao dịch mua bán của mình hợp pháp và có hiệu lực pháp luật thì cần liên hệ với người bán đầu tiên (đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất) để thỏa thuận và làm hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng, chứng thực. Hoặc một hướng khác là người mua và người bán đầu tiên thực hiện thủ tục chuyển nhượng, sau đó người mua đầu tiên chuyển nhượng lại cho người mua cuối.
Quy định thủ tục chuyển nhượng gồm:
Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính (khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ).
Bước 3: Đăng ký biến động (đăng ký vào sổ địa chính để sang tên).
Nếu người đứng tên trên sổ đỏ không muốn gặp thì gặp người mà mình giao dịch hợp đồng để yêu cầu lại tiền vì họ không phải là người đứng tên nên không có quyền chuyển nhượng. Trường hợp dẫn đến tranh chấp thì khởi kiện lên tòa án để tuyên bố giao dịch này vô hiệu.
Chuyển nhượng đất chưa sang tên trước ngày 1/7/2014
Mua đất giấy tay qua nhiều đời chủ mà trước ngày 1/7/2014 sẽ có một số trường hợp như sau:
Nếu chủ cũ chưa có giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận được cấp cho người đang sử dụng đất khi mua đất chưa có sổ đỏ, không phải cho chủ cũ, nếu đủ điều kiện. Một số địa phương sẽ cấp giấy chứng nhận cho chủ cũ rồi mới chuyển nhượng cho người mua sau cùng.
Nếu chủ cũ được cấp giấy chứng nhận
Nếu bên mua chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng hoặc hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực thì không phải thực hiện thủ tục sang tên mà thực hiện thủ tục sau đây để được giấy chứng nhận mang tên mình:
Các bước sang tên sổ đỏ hiện nay:
Việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các bước sau:
>>>Xem thêm :Hướng dẫn kinh doanh mỹ phẩm online nhanh thu lời nhất 2021
Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng
Hai bên đến văn phòng công chứng, hoặc ủy ban nhân dân cấp xã lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lưu ý việc ký kết hợp đồng được thực hiện trước mặt công chứng viên, hoặc cán bộ tư pháp của UBND
Khi đi mang theo các giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. CMND hoặc giấy tờ tương đương của hai bên;
3. Xác nhận tình trạng hôn nhân nếu chưa có gia đình, đăng ký kết hôn của bên có gia đình của cả hai bên;
4. Sổ hộ khẩu của hai bên;
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính:
1. Cơ quan nhà nước tiến hành thủ tục: Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (bộ phận một cửa của huyện)
3. Thời hạn nộp nghĩa vụ tài chính: 10 ngày kể từ thời điểm nhận thông báo
4. Những khoản phí, lệ phí phải nộp gồm:
+ Lệ phí trước bạ: Bằng 0,5% giá trị quyền sử dụng đất cụ thể Tiền lệ phí phải nộp = (Diện tích đất) x (Giá đất) x 0,5%
+ Thuế thu nhập cá nhân: là 2% theo chuyển nhượng bất động sản.
+ Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương
+ Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương.
Bước 3. Nộp hồ sơ sang tên
1) Thủ tục sang tên cấp sổ đỏ căn cứ pháp lý:
– Luật đất đai năm 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
– Thông tư số 24/2013/TT-BTNM
3) Thẩm quyền giải quyết: Hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp tại UBND cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện
4) Thời gian cấp giấy chứng nhận: Hiện nay theo quy định có thể rút ngắn là 15 ngày làm việc
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về thủ tục sang tên cấp sổ đỏ bạn cần nên lưu ý. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết của chatfuel.vn nhé.
>>>Xem thêm :Hướng dẫn kinh doanh qua Facebook hiệu quả nhẩ 2021
Mỹ Phượng-tổng hợp
Tham khảo ( luatvietnam. luatminhkhue, … )